HP là vi khuẩn gram(-) nuôi cấy trong môi trường gelose socolat hoặc gelose máu. Dưới ống kính hiển vi (điện tử) có dạng chữ S, dấu phẩy hoặc hình cung dài, một đầu có túm roi (3-5 roi).



Người là ký chủ thường gặp nhất của vi khuẩn Hp, sự hiện diện của vi khuẩn Hp ở khỉ Phesus chỉ là ngoại lệ. Ở người chỉ tìm thấy vi khuẩn Hp trong niêm dịch chủ yếu vùng hang vị, nó phát triển ở niêm mạc dạ dày nhưng không bao giờ xuyên thủng niêm mạc và cũng không bao giờ vào tận tế bào. vi khuẩn Hp hiện diện ở thực quản, hành tá tràng khi có dị sản niêm mạc dạ dày (gastricmetaplasia). Ngược lại vi khuẩn Hp không thể hiện diện ở vùng dạ dày có dị sản niêm mạc ruột (Intestina metaplasi).



Vi khuẩn Hp sống được trong môi trường axit ở dạ dày vì nó là vi khuẩn trong quá trình sinh sống đòi hỏi oxy ở mức độ rất thấp; bên cạnh đó nó sản xuất ra nhiều urease. Urease sẽ chuyển Ure thành amoniac làm cho môi trường sinh sống của vi khuẩn Hp trở thành kiềm. Ngoài ra vi khuẩn Hp còn sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này gây bệnh cho niêm mạc dạ dày.

Vai trò của vi khuẩn Hp đối với ung thư dạ dày đã được công nhận từ năm 1994, tổ chức y tế thế giới (WHO) dựa trên kết quả nghiên cứu dịch tễ học đã xếp vi khuẩn Hp vào nhóm I các yếu tố gây ung thư dạ dày. Chính vì vậy, làm thế nào để phát hiện có sự hiện diện của vi khuẩn HP trong dạ dày để điều trị kịp thời và hợp lý, vẫn là vấn đề có tính thời sự.

CẢNH BÁO VỀ ĐAU DẠ DÀY DO NHIỄM KHUẨN HP NGÀY CÀNG GIA TĂNG TẠI VIỆT NAM

Ở Việt Nam, những năm trở lại đây, Ung thư dạ dày ngày càng gia tăng với tốc độ năm sau nhanh hơn năm trước. Ước tính mỗi năm, chúng ta có khoảng 11.000 ca Ung thư dạ dày, trong đó khoảng 8.000 ca bệnh không thể sống được trong 5 năm sau khi phát hiện, tỷ lệ tử vong trong một năm ở Việt Nam cũng đứng ở mức cao so với trên thế giới do khả năng tầm soát bệnh chưa tốt.



Bệnh lý Viêm loét dạ dày tá tràng mãn tính cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người bệnh. Tốc độ gia tăng của bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng với các biến chứng của bệnh nhanh với sự trẻ hóa của độ tuổi mắc. Trước đây, rất ít ca bệnh nhi bị bệnh dạ dày như loét dạ dày tá tràng, nhưng ngày nay, số ca bệnh nhi bị nhập viện vì bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp tăng lên rất nhanh, ngay cả với trẻ 2-3 tuổi.



KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN HP CẦN PHẢI ĐƯỢC THỰC HIỆN TRONG CẢ CỘNG ĐỒNG

Những điều trên chứng tỏ mức độ nguy hiểm ngày càng gia tăng của vi khuẩn Hp trong dạ dày và đòi hỏi khả năng kiểm soát tốt vi khuẩn ở trong cộng đồng. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh để tiệt trừ Hp không được khuyến khích sử dụng cho mọi đối tượng do nguy cơ bị đề kháng kháng sinh của vi khuẩn, tác dụng phụ của kháng sinh và yếu tố tài chính. Do đó, người bệnh cần nâng cao ý thức trong việc phòng ngừa bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra bằng các biện pháp cơ bản sau:

® Vệ sinh ăn uống, ăn chín uống sôi.

® Tuyệt đối tuân thủ việc điều trị vi khuẩn Hp khi có chỉ định của bác sỹ.

® Kiểm tra lại vi khuẩn Hp sau khi đã hoàn thành theo phác đồ của bác sỹ.

® Khi trong nhà có người bị bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra, cần thận trọng theo dõi các thành viên khác trong gia đình.

® Tăng cường miễn dịch cơ thể bằng việc ăn nhiều loại rau xanh, hoa quả tươi, bổ sung vitamin C cho cơ thể.





GIAN NAN TRONG VIỆC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VI KHUẨN HP BẰNG THUỐC TÂY Y

Thông thường để hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp phải sử dụng ít nhất 2 loại thuốc kháng sinh với liều cao trong thời gian kéo dài hơn các nhiễm khuẩn khác. Liệu trình hỗ trợ điều trị thường kéo dài 7 ngày, 10 ngày và hiện nay là 15 ngày cho hầu hết các trường hợp.